Server là gì? Lợi ích khi sử dụng máy chủ

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, Server đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp. Ngay trong bài viết này, chúng ta sẽ cũng tìm hiểu chi tiết về máy chủ, nhằm giúp giải thích rõ hơn vì sao nên sử dụng thông qua một số lợi ích được trình bày tại đây nhé!

Server là gì?

Server là một thiết bị hoặc phần mềm chuyên dùng để cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cho các thiết bị khác trong mạng. Đây là trung tâm của hệ thống mạng, quản lý và điều phối các hoạt động truy cập dữ liệu, lưu trữ và chia sẻ thông tin. Máy chủ có vai trò quan trọng trong việc xử lý yêu cầu từ các thiết bị khác, như máy tính, điện thoại thông minh hay thiết bị IoT, đảm bảo rằng mọi dữ liệu và tài nguyên được phân phối một cách hiệu quả và an toàn.

Các nhà sản xuất máy chủ hàng đầu hiện nay bao gồm các công ty công nghệ lớn và chuyên nghiệp trên toàn cầu, có thể kể đến như: Dell Technologies, HPE, Asus, Lenovo,...

Lợi ích khi sử dụng máy chủ

Việc sử dụng máy chủ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho tổ chức và doanh nghiệp, cung cấp một nền tảng ổn định để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Nhờ vào các hệ thống RAID (Redundant Array of Independent Disks) và các giải pháp sao lưu định kỳ, các dữ liệu quan trọng có thể được bảo vệ một cách an toàn và dễ dàng phục hồi khi cần thiết.

Ngoài ra, máy chủ giúp tăng cường bảo mật hệ thống với các giải pháp phòng vệ mạnh mẽ như tường lửa và mã hóa dữ liệu. Điều này đảm bảo rằng thông tin của tổ chức không bị xâm nhập hoặc đánh cắp.

Máy chủ cũng cải thiện khả năng chia sẻ tài nguyên, cho phép nhiều người dùng truy cập cùng lúc mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống. Điều này đặc biệt hữu ích trong môi trường văn phòng hay doanh nghiệp lớn với nhu cầu sử dụng tài nguyên mạng cao.

>>> Xem thêm: Dell R760 là dòng thiết bị với sức mạnh vượt trội

Các loại máy server hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại máy chủ với tính năng và ưu điểm riêng, phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau tùy theo nhu cầu của tổ chức và doanh nghiệp.

Theo phương pháp triển khai

  • Máy chủ vật lý riêng: Là các thiết bị chạy trên phần cứng, linh kiện máy chủ độc lập như HDD, CPU, RAM và card mạng riêng biệt. Đây là lựa chọn phổ biến cho những nhu cầu yêu cầu sự bảo mật cao và quản lý tài nguyên chặt chẽ.
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): Xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, kết hợp nhiều máy chủ vật lý khác nhau và lưu trữ trên hệ thống SAN. Cung cấp tính linh hoạt và khả năng mở rộng, đồng thời cho phép truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
  • Máy chủ ảo (Virtual Server): Tạo ra từ công nghệ ảo hóa phần cứng, chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo độc lập. Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa tài nguyên và dễ dàng quản lý hơn so với máy chủ vật lý truyền thống.

Dựa vào chức năng

  • Máy chủ web: Phục vụ các trang web cho người dùng truy cập, bao gồm các hoạt động như mua sắm trực tuyến, đọc tin tức, và tra cứu thông tin.
Ví dụ: Amazon, Taobao, Google Shopping.
  • Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server): Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu, cung cấp khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả.
Ví dụ: MySQL Server, Microsoft SQL Server, Oracle Database.
  • Máy chủ email: Hỗ trợ việc gửi và nhận email, quản lý hộp thư và lưu trữ email.
Ví dụ: Gmail, Yahoo Mail, Amazon SES.
  • Máy chủ FPT: Hỗ trợ di chuyển các tên tin qua, cho phép truy cập từ xa
Ví dụ: FileZilla Server, vsftpd

Bên cạnh đó còn rất nhiều dạng máy được phân loại theo chức năng như: Máy chủ DHCP, DNS, ứng dụng,...

>>> Tổng hợp máy chủ Dell chất lượng nhất đều có tại đây!

Khi nào cần mua Server máy chủ

Có rất nhiều lý do mà bạn cần phải xây dựng một hệ thống dành cho doanh nghiệp, có thể là khi bạn có nhu cầu lưu trữ và quản lý dữ liệu lớn, cung cấp dịch vụ cho nhiều người dùng, hoặc khi bạn cần kiểm soát và quản lý môi trường máy chủ một cách hoàn toàn độc lập. Cùng xem ngày một số trường hợp nên sử dụng server vừa tiết kiệm chi phí, vừa sử dụng hiệu quả nhé:

  • Doanh nghiệp vừa và lớn: Doanh nghiệp cần lưu trữ dữ liệu quan trọng như cơ sở dữ liệu khách hàng, thông tin tài chính, hệ thống email, và các ứng dụng nội bộ.
  • Website hoặc ứng dụng có lượng truy cập lớn: Nếu bạn có một trang web hoặc ứng dụng phục vụ cho nhiều người dùng cùng một lúc, việc sử dụng server riêng giúp tăng cường hiệu suất và đảm bảo sẵn sàng cao.
  • Phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ: Các công ty phát triển phần mềm, game hoặc các dịch vụ trực tuyến cần một môi trường phát triển và triển khai chuyên biệt để kiểm soát môi trường phát triển và triển khai.
  • Bảo mật và tuân thủ quy định: Khi bạn cần kiểm soát an ninh mạng và tuân thủ các quy định pháp lý như GDPR hoặc PCI-DSS, việc sử dụng server riêng cho phép bạn có nhiều sự kiểm soát hơn so với việc sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng.
  • Chia sẻ dữ liệu trong một tổ chức lớn: Server có thể được sử dụng để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu giữa các phòng ban hoặc chi nhánh của một tổ chức lớn.
  • Backup và phục hồi dữ liệu: Server cũng thường được sử dụng để lưu trữ các bản sao lưu dữ liệu quan trọng và để phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra.

Kết luận

Vừa rồi là các thông tin liên quan đến máy chủ, giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách chọn thiết bị phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Việc lựa chọn đúng máy chủ là một bước quan trọng để xây dựng một hệ thống kỹ thuật số hiệu quả và đáng tin cậy. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích, hãy chia sẻ để nhiều người biết đến nha.

Liên hệ Máy Chủ Việt - Chuyên phân phối máy chủ chính hãng để được tư vấn nhé!


Bài đăng phổ biến từ blog này

Các hãng sản xuất Mainboard Server chất lượng hiện nay

RAM máy chủ và RAM PC giống và khác nhau ở những điểm gì?

Linh kiện server là gì? Trong máy chủ gồm có những linh kiện nào?