Thiết bị lưu trữ Nas là gì? Đặc điểm, tính năng mang lại

Ngày nay, các doanh nghiệp lớn nhỏ cùng với các cá nhân đã và đang sử dụng các thiết bị lưu trữ NAS. Nhưng trong đó một số người sẽ không biết về đặc điểm cũng như tính năng của thiết bị lưu trữ NAS là gì và nó hoạt động ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu sâu về những điều này nhé!

Thiết bị lưu trữ NAS là gì?

Thiết bị lưu trữ NAS là ổ cứng mạng có một hoặc nhiều ổ cứng khi sử dụng được kết nối với hệ thống mạng Lan (gắn với Router/ Modem/ Switch) có kết nối mạng internet. NAS cho phép người dùng lưu trữ tập trung, chia sẻ file, giải trí đa phương tiện từ bất kì nơi đâu và bất kỳ thiết bị nào chỉ với kết nối mạng internet.

Hiện có thiết bị mạng NAS trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như Mikrotik, Peplink, Ruckus, Synology, Qnap, Seagate,…Trong đó, thiết bị lưu trữ NAS Synology là được các cá nhân, doanh nghiệp ứng dụng, sử dụng nhiều nhất.

Đặc điểm của thiết bị lưu trữ NAS là gì?

  • Thiết bị lưu trữ NAS quản lý các file tập trung thông qua phần cứng hoặc phần mềm cấu hình của nó. 

  • Thiết bị lưu trữ NAS thường nó được sản xuất ở dạng một thiết bị máy tính (appliance) – một loại máy tính chuyên dụng. 

  • Các hệ thống NAS là thiết bị được kết nối mạng, có chứa một hoặc nhiều ổ lưu trữ, và thường được sắp xếp thành các container lưu trữ logic, redundant hoặc RAID.

  • Thiết bị lưu trữ NAS thường cấp quyền truy cập vào các file bằng cách sử dụng các giao thức chia sẻ file trên mạng như NFS, SMB hoặc AFP.

  • Các hệ thống NAS giống như một máy chủ thu nhỏ bởi nó cũng có CPU, cũng có RAM và chạy những phiên bản hệ điều hành nhúng thu gọn (thường là Linux) cũng như có khả năng kết nối mạng qua cổng Ethernet hay thậm chí là kết nối không dây như Wi-Fi. 

  • Để lưu trữ dữ liệu thì NAS thường dùng ổ gắn trong tuy nhiên một số thiết bị còn hỗ trợ kết nối với thiết bị ngoại vi hay thậm chí là ổ USB, những NAS chỉ hỗ trợ ổ cứng gắn ngoài thông qua USB thường nhỏ và rẻ hơn rất nhiều so với các NAS sử dụng ổ cứng gắn trong. 

  • Một số NAS nâng cao khác lại hỗ trợ những tính năng như thiết lập máy chủ web, quản trị từ xa hay các thiết lập ổ cứng theo chế độ RAID.

>>> Chọn ngay dòng máy chủ Dell xây dựng hệ thống tốt nhất tại đây!


Tính năng của thiết bị lưu trữ NAS là gì?

  • Tập trung dữ liệu: NAS cho phép người dùng truy cập file từ bất kỳ thiết bị nào bao gồm MacBook, PC hoặc thiết bị di động.
  • Chia sẻ file: File và folder được liên kết đơn giản. Đồng thời, mọi thứ còn được đồng bộ với Cloud Station.
  • Đồng bộ với các thiết bị: Việc sử dụng Cloud Station có thể đảm bảo rằng các thiết bị của bạn luôn được đồng bộ. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng phối hợp với các quyền và khôi phục lại phiên bản hỗ trợ.
  • Video Streaming: Phân luồng phim ảnh trong gia đình bạn mà đang sử dụng thiết bị hỗ trợ DLNA/DMA hoặc thiết bị di động.
  • Chia sẻ hình ảnh: Cho phép lưu trữ hình ảnh khi nhận bằng DS photo+ hoặc những ứng dụng của Synology.
  • Itune Streaming: thiết bị lưu trữ NAS Synology phục vụ tương tự như một thư viện Itunes để phân luồng các video và hình ảnh lưu trữ trên DiskStation để đưa đến người sử dụng trong cùng mạng nội bộ.
  • Truy cập từ xa: Bạn có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu nhờ Quickconnect mà không cần cơ chế chuyển tiếp cổng (port fowarding).
  • Ứng dụng di động: Dùng thiết bị di động sử dụng các hệ điều hành như IOS, Android và Windows để thưởng thức dữ liệu với các ứng dụng của Synology.
  • Đồng bộ đám mây: NAS giúp đồng bộ DiskStation của bạn với dịch vụ đám mây công cộng.

Kết luận

Trên đây đều là những thông tin liên quan đến thiết bị lưu trữ Nas, giúp bạn tăng thêm không gian dành cho dữ liệu của mình một cách tối ưu nhất. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có thể có thêm một sự lựa chọn và giải pháp phù hợp dành cho hệ thống doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cảm thấy bải viết bổ ích thì đừng quên để lại một lượt share bài viết đến nhiều người cùng biết hơn nha.


Xem thêm: Server HPE DL380 Gen11 với dung lượng lưu trữ cực khủng




Bài đăng phổ biến từ blog này

Các hãng sản xuất Mainboard Server chất lượng hiện nay

RAM máy chủ và RAM PC giống và khác nhau ở những điểm gì?

Linh kiện server là gì? Trong máy chủ gồm có những linh kiện nào?